Trứng tằm giống

Kỹ thuật nuôi tằm sắn, và bảo quản trứng tằm sắn đúng cách

  • Hiện nay, trên địa bàn các huyện Tân kỳ,Anh sơn việc nuôi tằm ăn lá sắn (tằm thầu dầu) làm thực phẩm rất phổ biến. Ngoài việc cung cấp thức ăn, cải thiện điều kiện dinh dưỡng hang ngày thì việc nuôi tằm còn tận dụng thời gian nông nhàn, không phải đầu tư trồng cây làm thức ăn như tằm dâu mà tận dụng nguồn lá sắn sẵn có để làm thức ăn cho tằm. Vì vậy đầu tư cho nuôi tằm sắn thấp, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tuy nhiên việc nuôi tằm của bà con chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả thu được còn thấp.Sau đây tôi xin chia sẻ với bà con một số kỹ thuật nuôi tằm thầu dầu như sau:

    1.Yêu cầu ngoại cảnh

    - Nhiệt độ và ẩm độ : Nhiệt và ẩm độ là hai yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tằm. Nhiệt độ và ẩm độ quá cao sẽ làm giảm sức đề kháng và tằm dễ bị nhiễm bệnh

    -Ánh sáng : ánh sáng buồng tằm tốt nhất là ánh sáng mờ đều. Tằm con yêu cầu ánh sáng yếu do vậy phòng nuôi tằm con cần tối hơn phòng nuôi tằm lớn.

    -Không khí : Tằm con không yêu cầu thoáng khí cao, do vậy có thể đậy nilon hoặc giấy báo khi nuôi. Ngược lại, tằm lớn phải đặc biệt chú ý điều kiện thông thoáng, nếu không tằm rất dễ bị các bệnh về đường ruột và bệnh bủng mủ.

    2. Các giống tằm sắn và thời vụ nuôi:  Giống trứng tằm sắn  ở Việt Nam, hai giống tằm sắn được nuôi phổ biến là giống mình trơn và giống mình có chấm đen.Giống có chấm phù hợp với điều kiện khí hậu của các tỉnh phía Bắc, đang được nuôi phổ biến ở Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa,... và Nghệ an,Giống trơn phù hợp với điều kiện khí hậu các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

    3. Kỹ thuật nuôi tằm sắn

    - Chuẩn bị trước khi nuôi : Xây dựng nhà nuôi tằm phụ thuộc vào hoàn cảnh và nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ mà có thể xây dựng một nhà mới hoặc tận dụng nhà sẵn có, nhưng phải đảm bảo một không gian thích hợp cho tằm sinh trưởng và phát triển tốt, cho sản lượng kén cao và ổn định. Nhà nuôi tằm phải đáp ứng được một số yêu cầu chính sau :
    - Đảm bảo sự đồng đều về nhiệt độ, ẩm độ trong nhà nuôi tằm và thích hợp cho tằm sinh trưởng, phát dục.
    - Đảm bảo đầy đủ ánh sáng và ánh sáng đồng đều trong phòng nuôi, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào phòng tằm.
    - Che được mưa, gió và sương mù.
    -  Đảm bảo độ thông thoáng.
    - Tránh được sự lây lan bệnh và dễ sát trùng tiêu độc nhà tằm.
    -  Nhà nuôi tằm phải chống được nhặng, chuột, kiến và các động vật khác xân nhập.

    Vệ sinh sát trùng nhà tằm : Để ngăn ngừa và phòng trừ các bệnh hại tằm, cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh và sát trùng môi trường trước và sau mỗi lứa nuôi. Xung quanh nhà phải thường xuyên quét dọn vệ sinh sạch sẽ, sát trùng nhà và dụng cụ nuôi Sát trùng bằng Clorua vôi ( CaOCl) dùng ở dạng dung dịch  với nồng độ 2 - 5%.

    Chú ý :Trước khi xông hơi, phun nước lên tường, sàn nhà và dụng cụ, dán kín tất cả các khe hở, giữ nhiệt độ trong phòng trên 25oC. Sau khi xông hơi 24 giờ mới được mở cửa phòng, sau 7 - 10 ngày mới tiến hành nuôi tằm.

    -Chuẩn bị trứng giống : Chọn trứng nuôi ở nhưng cơ sơ đáng tin cậy

    - Băng tằm +Thời gian băng tằm :
    -         Mùa hè, tằm nở sớm, băng vào 8 - 9 giờ sáng.
    -         Mùa thu, băng vào 9 - 11 giờ sáng.
    Nếu băng tằm quá muộn, tằm sẽ bị đói ảnh hưởng đến sức sống và sau này tằm thức, ngủ không đều.

    + Phương pháp băng tằm :

    - Băng tằm đối với trứng bìa : Nếu trứng nở rộ và tập trung, thái nhỏ lá sắn ( hoặc lá thầu dầu ) rắc đều một lớp mỏng lên tờ trứng, sau 30 - 60 phút nghiêng tờ trứng và dùng lông gà quét nhẹ tằm kiến ( cả lớp thức ăn ) sang nong đã lót giấy, dùng đũa san đều tằm và rắc một lớp thức ăn khác lên trên.
    - Nếu tằm nở không tập trung, kéo dài trong 2 - 3 ngày thì phải băng riêng cho từng ngày. Các tờ trứng sau khi đã băng phải rắc đều lên nong để hôm sau băng tiếp. Điều chỉnh cho tằm con phát triển đồng đều giữa các ngày băng bằng cách tăng số lượng và chất lượng bữa ăn đối với các lô tằm nở sau. Tuyệt đối không được giảm số bữa ăn của lô nở ngày hôm trước. Đến tuổi nào mà hai lô đã phát triển đều nhau thì mới nhập lại nuôi chung.

    - Băng tằm đối với trứng rời :

    + Băng bằng giấy : Trứng sau khi ghim, được rải đều trên hộp bằng giấy. Khi tằm nở, đặt tờ giấy bản lên trên, rắc một lớp mỏng thức ăn thái nhỏ lên trên tờ giấy bản ( để nhử tằm bám vào mặt dưới tờ giấy bản) . Sau 30 -  45 phút, bỏ lớp thức ăn ra và nhẹ nhàng cầm tờ giấy lên, lật ngược đặt vào nong và cho tằm ăn bữa đầu tiên. Sau đó lại tiến hành lặp lại như trước cho đến khi trứng nở hết.
    + Băng tằm bằng lưới : Dùng lưới mắt nhỏ hoặc giấy có đục lỗ ( đường kính 0,5cm ) đặt lên trên hộp trứng. Rắc thức ăn thái nhỏ lên tờ giấy, tằm chui qua lỗ lên để ăn. Sau 30 - 45 phút, nhấc tờ giấy đặt sang nong khác và cho tằm ăn. Nếu trứng nở chưa hết thí lại tiếp tục làm như trước.

    - Kỹ thuật cho tằm ăn  Thức ăn cho tằm :Thu hái lá sắn ( lá thầu dầu,... ) phải theo tuổi tằm, về nguyên tắc tằm tuổi nhỏ ăn lá non, tằm lớn ăn lá già dần.

    Tằm mới nở          : cho ăn lá thứ 3 ( từ búp xuống ), lá có màu xanh lá mạ.
    Tằm tuổi 1,2        : cho ăn lá thứ 3, 4.
    Tằm tuổi 3  : cho ăn lá thứ 4, 5, 6.
    Tằm tuổi 4  : cho ăn lá thứ 6, 7, 8.
    Tằm tuổi 5  : cho ăn lá già (trừ lá vàng, lá có nhiều đốm khô)

      - Cách cho tằm ăn:Trước khi cho tằm ăn, quan sát xem lượng thức ăn lần trước còn nhiều hay ít. Nếu mật độ tằm quá dày, cần san đều trong nong hoặc san sang nong khác, nhặt bỏ tằm kẹ, tằm bệnh.

    Tuỳ theo tuổi tằm mà thức ăn được thái to, nhỏ khác nhau :
    Tằm tuổi 1 có thể thái thức ăn thành sợi, hoặc thái thành hình vuông cạnh dài 1cm.
    Tằm tuổi 2, 3 cũng thái dài hoặc thái vuông, nhưng kích thước tăng dần theo độ lớn của tằm.
    Tằm tuổi 4, 5 để nguyên cả lá cho tằm ăn ( nếu lá thầu dầu thì phải cắt ba, bốn ).
    Khi cho tằm ăn, rắc đều thức ăn thành lớp mỏng trên nong tằm, sau đó lại rắc thêm lần thứ 2.  Rắc thức ăn từ xung quanh vào giữa nong, kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi thức ăn còn quá ít.
    Khoảng thời gian giữa hai lần cho ăn thường là 3 giờ đối với tằm con và 4 giờ đối với tằm lớn. Đối với nuôi tằm con bằng phương pháp đậy polyetylen thì 5 giờ cho ăn một lần.

    - Thay phân, san tằm :Phân tằm và thức ăn thừa trong nong có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ và sự bốc hơi nước của cơ thể tằm. Thay phân tằm có tác dụng vệ sinh nong tằm sạch sẽ, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh và tạo môi trường ( nhiệt độ, ẩm độ ) phù hợp cho tằm sinh trưởng phát triển tốt hơn.Có hai cách thay phân là :

    + Thay phân bằng lưới : rắc vôi bột hoặc than trấu lên nong tằm. Đặt lưới và rắc lá lên trên cho tằm ăn, sau 2 lần cho ăn thì nhấc lưới tằm sang nong khác để thay phân. Mắt lưới thay phân có kích thước :
    Tằm tuổi 1 - 3 : mắt lưới 0,5cm x 0,5cm.
    Tằm tuổi 4 - 5 : mắt lưới 2,0cm x 2,0cm.
    Ưu điểm của việc thay phân bằng lưới là nhanh, tiết kiệm lao động, lọc được tằm yếu, tằm kẹ, không gây sát thương mình tằm, không bị sót tằm.

    -Thay phân bằng tay :Thay phân cho tằm con : rắc vôi bột hoặc than trấu lên nong tằm. Rắc lá sắn thái thành sợi dài cho tằm ăn, sau 2 lần cho ăn nhẹ nhàng nhấc từng mảng thức ăn ( có tằm bám ở đó ) sang nong khác, đồng thời san đều tằm ra nong.Thay phân cho tằm lớn : rắc vôi bột hoặc than trấu lên nong tằm. Rắc lá sắn hoặc lá thầu dầu ( còn nguyên cả lá ) lên cho tằm ăn, sau 2 lần cho ăn nhấc từng mảng thức ăn sang nong khác và san đều tằm.Thay phân bằng tay tốn nhiều thời gian, dễ gây sát thương cho tằm, có thể bỏ sót tằm.

    - Thời gian thay phân : tốt nhất là vào buổi sáng, trời râm mát, không thay phân vào buổi trưa hoặc vào ban đêm.


    - San tằm: tốc độ sinh trưởng của tằm rất nhanh và có quan hệ mật thiết với mật độ nuôi. Mật độ dày, tằm thường bị ăn đói và dễ phát sinh bệnh. Mật độ thưa, tằm ăn không hết gây lãng phí thức ăn. Mật độ thích hợp là cần một diện tích gấp đôi cơ thể của tằm để đảm bảo cho tằm hô hấp, di chuyển thuận tiện.Khi san tằm, nên để mật độ vừa phải như đã nêu ở trên, đồng thời lưu ý san đều tằm và cách cạp nong khoảng 10cm để trong ngày hôm đó tằm lớn lên, dần đầy nong là vừa.

    - Tằm chin: khi tằm chin sẽ ngừng ăn và bò lên nong nia, bà con cần chuẩn bị xô hoặc chậu, bỏ ít nước lạnh vào dụng cụ rồi bắt tằm chín vào, nên bắt ngay tránh để tằm nhả tơ sẽ làm giảm dinh dưỡng và giảm khối lượng.
  • Liên hệ mua trứng tằm giống:

    - SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

    - Địa chỉ: 

        Cơ sở 1: Tuyên Quang 

        Cơ sở 2: Phú Thọ 


    - Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !

Read More

Triển vọng và một số mô hình nuôi trứng tằm sắn thành công đem lại lợi ích kinh tế cao.

Triển vọng từ mô hình nuôi tằm ăn lá sắn

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Đồng chí Phạm S kiểm tra mô hình nuôi trứng tằm sắn tại xã Đạ Lây
Từ nhiều năm trước, một vài hộ dân tại xã Đạ Lây đã bắt đầu nuôi tằm ăn lá sắn. Khoảng 3 năm trở lại đây, mô hình này bắt đầu phát triển khi người nông dân thấy hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng cao. Đến nay, xã Đạ Lây đã có 21 hộ dân tại thôn Liêm Phú và thôn Thuận Hà nuôi tằm ăn lá sắn. Ông Ngô Văn Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Lây, cho biết: “Mô hình nuôi tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả cao cho người nông dân, vì nguồn lá sắn dễ tìm kiếm. Ngoài ra, bà con nông dân nơi đây đang nuôi tằm ăn lá sắn trên nền xi măng cũng rất thuận lợi. Tằm sinh trưởng nhanh, không mất nhiều công chăm sóc, không tốn kém nong (nia), ít dịch bệnh… Do nguồn lá sắn dồi dào, khí hậu nơi đây nắng ấm nên rất thích hợp để phát triển mô hình nuôi tằm ăn lá sắn trên nền xi măng”. 

Bắt đầu nuôi tằm ăn lá sắn gần 3 năm nay, gia đình anh Trần Văn Linh (thôn Thuận Hà) đã có nguồn thu nhập khá ổn định, cải thiện kinh tế gia đình. Anh Linh cho biết: “Nuôi tằm ăn lá sắn không khó. Từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, nguồn lá sắn dồi dào nên người nông dân có thể tăng thêm lứa nuôi. Mỗi năm, gia đình tôi nuôi trung bình 8 - 10 lứa tằm. Sau khi trừ chi phí, mỗi lứa thu lãi trên 10 triệu đồng”. Tương tự gia đình anh Linh, gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn (thôn Liêm Phú) cũng thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Ông Sơn chia sẻ: “Nuôi tằm ăn lá sắn chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Đặc biệt, hiện nay “đầu ra” của kén rất ổn định nên bà con vô cùng phấn khởi”. 
So với nuôi tằm ăn lá dâu, thì tằm ăn lá sắn cho chất lượng và sản lượng kén không cao bằng. Do đó, giá bán kén cũng thấp hơn so với tằm ăn lá dâu. Tuy nhiên, do tận dụng được nguồn lá sắn có sẵn, nên lợi nhuận của người nông dân khá cao. Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Lây, ông Ngô Văn Sỹ, cho biết thêm: “Hiện tại, xã Đạ Lây đang khuyến khích mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Bởi nuôi tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả “kép”, từ việc trồng sắn để lấy củ và lấy lá để nuôi tằm”.  
Hiện tại, toàn xã Đạ Lây có khoảng 100 ha đất trồng sắn (1 vụ/ năm). Trước khi thu hoạch củ sắn khoảng 1 tháng, người nông dân có thể hái lá để nuôi trứng tằm sắn. Do nhu cầu lá sắn ngày càng cao, nên một số hộ dân đã bắt đầu thu mua lại lá sắn tại một số huyện lân cận để nuôi tằm. Song song với việc khôi phục và phát triển lại nghề trồng dâu nuôi tằm, định hướng của xã cũng sẽ phát triển và mở rộng mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, cho biết: “Sau khi khảo sát một số mô hình tại huyện, đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã có văn bản chỉ đạo huyện Đạ Tẻh tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; trong đó, có mô hình nuôi tằm ở xã Đạ Lây.  
Trong năm tới, xã Đạ Lây sẽ tiếp tục phát triển thêm mô hình trồng dâu nuôi tằm ở thôn Thanh Phước và mô hình nuôi tằm ăn lá sắn ở thôn Vĩnh Thủy. Lợi thế của thôn Vĩnh Thủy là có diện tích trồng sắn lớn. Vùng đất ở đây bằng nên sắn cho nhiều lá hơn so với sắn trồng ở đất đồi. Hiện tại, với những mô hình nuôi tằm ăn lá sắn, nuôi tằm dưới nền nhà và trồng các giống dâu mới, người nông dân đã giảm được công chăm sóc và tăng thêm thu nhập”. 

Liên hệ mua trứng tằm giống:

- SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

- Địa chỉ: 

    Cơ sở 1: Tuyên Quang 

    Cơ sở 2: Phú Thọ 

- Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !

Read More

Thay đổi kinh tế chỉ với lá sắn và trứng tằm sắn của bà con dân tộc như thế nào


Thay vì phải vứt bỏ lá của những đồi sắn bạt ngàn, nhiều người dân của huyện Hoàng Su Phì đã tận dụng nguồn lá sắn dồi dào để nuôi tằm, đem lại hiệu quả kinh 
tế cao.

      Hiện nay, phong trào phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đang được ưu tiên phát triển. Đây được xem là một hướng phát triển kinh tế mới mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn cũng đơn giản như nuôi tằm bằng lá dâu thông thường do có thể nuôi tằm bằng nong hoặc đóng giàn… Bên cạnh đó, công đầu tư để chăm sóc tằm cũng ít hơn so với phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác; mỗi ngày chỉ cần cho tằm ăn từ 4 - 5 lần, chỉ những khi tằm ăn dỗi thì cần tăng số lượng cho ăn lên 6 - 7 lần.

Theo hạch toán của những người nông dân chăn nuôi tằm tại thị trấn Vinh Quang, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng tiền giống (trứng tằm) thì sau khoảng 15 ngày có thể thu được từ 12 - 15 kg tằm thịt (sâu và nhộng tằm), với giá bán bình quân như hiện nay từ 100 - 120 ngìn đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/nong. Như vậy, trong một vụ sắn khoảng 6 tháng thì mỗi nong tằm sẽ có thu nhập từ 14 - 15 triệu đồng/nong tằm; mỗi gia đình chỉ cần nuôi 20 nong tằm thì sau 6 tháng sẽ có nguồn thu nhập từ 280 – 300 triệu đồng.

Ngoài ra, nuôi tằm bằng lá sắn có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong các gia đình ở vùng núi. Bên cạnh đó, lá sắn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và dồi dào tại các huyện vùng cao. Các gia đình ở vùng núi đều có thể tận dụng các diện tích vườn đồi để trồng sắn nhằm thu hoạch củ làm thức ăn hoặc chăn nuôi và lấy lá phát triển chăn nuôi tằm Vì vậy có thể nói, mô hình phát triển nuôi tằm bằng lá sắn là mô hình phát triển kinh tế kết hợp mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân miền núi.

Anh Lý Hồng Thái là gia đình tiên phong trong phong trào nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì cho biết: Nuôi tằm bằng lá sắn là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để phát triển nuôi tằm hiệu quả thì nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. So với nuôi tằm bằng lá dâu thì nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, tằm ăn lá sắn lại ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn so với tằm ăn lá dâu và thời gian lại sinh trưởng lại nhanh hơn. Chỉ cần vài ha trồng sắn là mỗi năm có thể thu được cả trăm triệu đồng nhờ nuôi tằm, đó là chưa tính đến nguồn lợi từ củ sắn.


Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi trứng tằm sắn bằng lá sắn, UBND huyện Hoàng Su Phì có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nuôi tằm bằng lá sắn tại các xã có điều kiện thích hợp trong những năm tới. Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng xúc tiến nguồn tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn cho người nông dân.

Liên hệ mua trứng tằm giống:

- SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

- Địa chỉ: 

    Cơ sở 1: Tuyên Quang 

    Cơ sở 2: Phú Thọ 

- Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !

Read More

Lợi ích từ việc nuôi trứng tằm sắn và những chia sẻ về lợi ích khi nuôi tằm ăn lá sắn của bà con

Thay vì phải vứt bỏ lá của những đồi sắn bạt ngàn, nhiều người dân xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa đã tận dụng nguồn lá sắn dồi dào để nuôi tằm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Hồng Hóa có 830 hộ thì đã có 50% hộ nuôi tằm lá sắn, hằng năm, thu nhập của người dân vùng quê này được tăng lên đáng kể. Dạo quanh một vòng chợ Quy Đạt hoặc chợ Đồng Lê chúng tôi bắt gặp rất nhiều người bán tằm lá sắn. Nhiều người bán nhưng cũng không ít người mua nên giá tằm cũng không rẻ chút nào. Giá dao động từ 65.000-70.000 đồng/1kg. Đây được coi là món đặc sản của huyện miền núi Minh Hóa, rất được nhiều người ưa chuộng.
“Tằm có lẽ là giống vật nuôi siêu tốc nhất. Chỉ 38 ngày là đã cho thu hoạch, trong đó chỉ 7 ngày cuối khi tằm ăn lên người nuôi tằm mới bỏ sức lao động. Tằm dâu hay đỏng đảnh với thời tiết, trứng tằm sắn chịu đựng thời tiết khá giỏi. Mùa nắng nóng năm nay, khi nhiệt độ ngoài trời có lúc vọt trên 40 độ mà tằm sắn vẫn ăn ầm ầm, vẫn lớn như thổi trong khi nhiều hộ nuôi tằm dâu phải ngậm ngùi đổ bỏ” - chị Cao Thị Duyệt, thôn Vè, xã Hồng Hóa,  một người nuôi tằm cho biết.
                                       
Tằm lá sắn được bà con xã Hồng Hóa nuôi nhiều ở trong nhà.
Một năm có thể nuôi 6 lứa tằm theo mùa lá sắn. Cứ đến vụ chẳng lo sợ ế bởi có người đặt tiền sẵn, đặt bao tải sẵn, đến là cân, chẳng ai ép cân, ép giá vì không có mà bán. Chính vì thế xưa mỗi nhà nuôi dăm ba nong tằm giờ có nhà 20-30 nong, xuất một lứa 100 kg tằm. Tằm chín bán tại nhà khoảng 45-50.000đ/kg nhưng hễ ra khỏi cổng là 70.000đ/kg. Dịp đầu mùa hoặc cuối mùa giá tằm lên đến 140.000đ/kg.
Chị Duyệt cho biết thêm: “Tôi là người nuôi trứng tằm sắn 19 năm rồi, nuôi tằm không khó nhưng phải biết cách chăm sóc nó mới cho thu hoạch không thì chết hết. Tằm kị nhất là kiến và mẫn cảm với môi trường một cách lạ lùng. Giặt xả quần áo bằng comfort, thuốc tẩy, thuốc nhuộm màu ngoài sân, trong nhà tằm ngửi hơi là chết chết liệt. Sơ ý phun thuốc muỗi từ đầu năm, cuối năm nhà ấy cũng nuôi không được tằm. Khi tằm chín phải bắt ra nong khác, lấy cuống lá bỏ vào cho bò lên, bò xuống vận động. Một bao tải tằm lỡ dính vài con chưa sạch ruột là sặc chết cả bao”.
Tằm không ưa khí hậu lạnh của mùa đông, những tháng còn lại trong năm tằm đều phát triển tốt. Nhất là vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, nguồn lá sắn dồi dào và khí hậu thích hợp cho việc nuôi tằm nên các hộ đầu tư thêm nong tằm và nuôi gối lứa. Chị Duyệt năm vừa qua đã nuôi được 6 lứa tằm, cho thu nhập hơn 25 triệu đồng. Theo chị, vì mỗi lứa tằm chỉ có 38 ngày là cho thu hoạch, so với nuôi gà, lợn hay trâu, bò thì nuôi tằm lãi hơn nhiều, thời gian lại rất ngắn. Chỉ cần một lao động cũng có thể chăm sóc được hơn 10 nong tằm...

Liên hệ mua trứng tằm giống:

- SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

- Địa chỉ: 

    Cơ sở 1: Tuyên Quang 

    Cơ sở 2: Phú Thọ 

- Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !

Read More

Cách thức đặt hàng trứng tằm giống và hỗ trợ kĩ thuật

THÔNG TIN NHÀ PHÂN PHỐI: 
     Địa chỉ: Cơ sở 1: TT.Thanh Ba - Phú Thọ
                   Cơ sở 2: Tuyên Quang
     Điện thoại: 0975.660.304 hoặc 094.29.04798             
Chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối trứng tằm giống cho các đại lý trên toàn quốc.

CÁCH THỨC MUA HÀNG:

     Khách hàng liên hệ trực tiếp với nhà phân phối để đặt hàng kèm theo số lượng hàng. Chúng tôi sẽ kiểm tra còn hàng không và đủ số lượng khách hàng yêu cầu hay không. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn, và xác nhận lại đơn hàng của bạn: 

     Đơn hàng đã xác nhận thành công chúng tôi sẽ gửi STK (Số tài khoản) ngân hàng kèm địa chỉ. Ngay sau khi các bạn chuyển khoản thành công chúng tôi sẽ liên lạc với bạn xác nhận thanh toán thành công và tiến hành chuyển hàng cho bạn.

CÁCH THỨC NHẬN HÀNG:

      Chúng tôi sẽ gửi qua xe khách và sẽ gửi cho bạn số điện thoại nhà xe và BKS xe khách. Các bạn sẽ chủ động liên hệ với nhà xe để lấy hàng.

HỖ TRỢ KĨ THUẬT:

      Chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng cho bạn, khi tằm bị bệnh, dịch, chậm phát triển....Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với bên kĩ thuật nuôi tằm của chúng tôi qua SĐT: 0975.660.304 hoặc 094.29.04798  (Anh Khánh)
Read More

Kỹ thuật nuôi tằm con đúng cách

Nhưng chuẩn bị cần thiết trước khi bắt tay vào nuôi tằm con:


Nhà nuôi tằm thoáng mát về mùa Hè, ấm áp, thoáng khi về mùa Đông. Để nuôi được 3 vòng trứng giống tằm (1 hộp=15g), cần diện tích nhà 18-20 m2, nơi bảo quản sắn 8 m2.
Dụng cụ
- Đũi tằm: 3 cái đủ để được 30 nong tằm.
- Nong có đường kính 1,2 m: 32 cái.
- Ôn, ẩm kế theo dõi nhiệt, ẩm độ phòng nuôi: 01 cái.
- Mành che cửa chống nhặng.
- Dao, thớt để thái sắn .
- Sọt rổ đựng sắn .
- Giấy báo, giấy nến (Paraffin).
+ Vệ sinh tiêu độc trước khi nuôi tằm
Trước khi nuôi tằm 1 tuần, toàn bộ nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm phải được rửa sạch, xông hơi Foocmôn 2%; sau đó rửa sạch phơi khô.
+ Dự tính lượng lá sắn  có để quyết định lượng tằm nuôi
- Vụ Xuân, Thu: cần 170-180kg lá sắn /vòng trứng giống (1/3 hộp), bình quân 17-18kg lá sắn /kg kén và thu 10kg kén/vòng trứng giống.
- Vụ Hè: cần 140-150kg lá sắn  vòng trứng giống (sản xuất 8kg kén vòng trứng giống.


Tiếp đến là giai đoạn quan trọng cũng góp phần quyết định đến năng suất đầu tiên của quá trình nuôi tằm là giai đoạn ấp trứng tằm:

Trứng tằm muốn nở đều, tập trung, cần ấp nhiệt độ 25-260C, độ ẩm 80-90%, ánh sáng tự nhiên. Khi trứng ghim, cần bảo quản tối hoàn toàn 01 ngày để khi được tiếp xúc ánh sáng tằm nở đều (khâu ấp trứng tằm nên để các cơ sở sản xuất hoặc đại lý cung cấp dịch vụ trứng tằm thực hiện).


Tiếp đến là kỹ thuật nuôi tằm con:


Các bạn cũng có thể tham khảo thêm video sau trước khi đọc về kĩ thuật nuôi tằm con thế nào là đúng cách và hiệu quả:



- Nuôi tằm con tuổi 1, 2, 3 có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi tăm lớn tuổi 4,5.
- Tằm con có khả năng chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm cao hơn tằm lớn và sinh lý cũng khác tằm lớn nên cần được chăm sóc chu đáo:
Yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm
Tuổi Tằm
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
1
27-28
85-90
2
26-27
80-85
3
26
75-80

Yêu cầu lá sắn nhiều đạm (non), mềm mại, ít xơ.
Hái lá sắn  từ trên ngọn xuống và chọn lá nuôi tằm theo tuổi: (Vị trí lá thứ nhất kế dưới 2 lá sát búp).
Tằm tuổi 1: hái lá thứ 2 đến thứ 4.
 Tằm tuổi 2: hái lá thứ 4 đến thứ 6.
 Tằm tuổi 3: hái lá thứ 6 đến thứ 9.
Chú ý chống kiến, thạch sùng, chuột.
Kích thước lá sắn  thái theo tuổi tằm (cm).

Tuổi Tằm
Đầu tuổi
Giữa tuổi
Ướm ngủ
1
0,2
0,3
0,2
2
0,3
0,5
0,3
3
0,5
1,5
0,5

Số bữa cho tằm ăn.
Tằm con nuôi thường có đậy nilông mỏng để giữ ẩm cho lá sắn  tươi lâu. Vì vậy, ngày đêm cho ăn 5 bữa.
Bữa 1: 5-6 giờ sáng.
Bữa 2: 10-11 giờ.
Bữa 3: 14-15 giờ.
Bữa 4: 18-19 giờ.
Bữa 5: 22-23 giờ.
Chú ý : Bữa 22-23 giờ lượng sắn cho tằm ăn nhiều gấp rưỡi bữa 18-19 giờ.
Nếu nuôi không đậy nilông, cho tằm ăn 7-8 bữa/ngày, đêm (khoảng 3-4 giờ cho ăn một lần).
Thay phân, san tằm.
+ Thay phân kết hợp với san tằm, san tằm để mở rộng diện tích, thoáng, tạo điều kiện thuận tiện cho tằm ăn sắn  và không thải phân lên nhau.
Tuổi 1: Thay phân, san tằm một lần trước khi tằm ướm ngủ.
Tuổi 2: Thay phân, san tằm hai lần: đầu và cuối tuổi.
Tuổi 3: Thay phân, san tằm ba lần: đầu, giữa và cuối tuổi.
+ Khi tằm ướm ngủ, thay phân sạch sẽ. Cho tằm ngủ dưới lớp sắn  mỏng. Khi tằm dậy, rắc lớp vôi bột khô +2% clorua vôi để phòng bệnh.
Xử lý tằm thức, ngủ (chuẩn bị ngủ, ngủ, tằm dậy).
Xử lý tằm thức, ngủ đảm bảo cho tằm lớn đều, ngủ đều, dễ nuôi, chín tập trung, ít bệnh.
Tằm chuẩn bị ngủ, có màu bóng vàng, ăn ít sắn . Khi 90% tằm ngủ thì ngừng cho ăn.
Tằm ngủ, ngưng ăn sắn , ít động đậy, đầu ngẩng cao, sau 20-24 giờ tuỳ theo mùa, tằm lột xác, chuyển sang tuổi sau, tằm dậy. Trong khi ngủ, cần yên tĩnh, ánh sáng yếu, tránh gió lùa và động mạnh vào nong, đũi.
Tằm dậy 95% thì cho ăn, bữa đầu cho ăn sắn  tươi, thái nhỏ hơn bữa thứ 2 trở đi.
Ngừng cho ăn sắn  quá sớm trước khi ngủ, cho tằm ăn quá muộn sau khi dậy đều làm cho tằm đói, cơ thể suy nhược, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.


Bài viết nên đọc: Cách thức đặt mua trứng tằm giống tại Cở sở.

Liên hệ mua trứng tằm giống:

- SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

- Địa chỉ: 

    Cơ sở 1: Tuyên Quang 

    Cơ sở 2: Phú Thọ 

- Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !



Read More

Thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ lá sắn

Chỉ từ lá sắn tưởng chừng như  vô tích đối với người nông dân mà làm sao có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng ? Và có thể làm giầu và vượt nghèo khó vượt lên làm giầu từ cây sắn ?

Hàm Yên (Huyện Hàm Yên -  Tuyên Quang) đã và đang phát triển mô hình trồng sắn nuôi tằm. Từ mô hình này đã giúp bà con nơi đây thoát được cảnh nghèo khó và trở nên khá giả, trước đây chỉ chông chờ vào cây ăn quả như táo, cam,… và trồng sắn chỉ để lấy củ còn lá sắn thì bỏ không như nhưng thứ vô  ích. Nhưng chính từ những thứ tưởng chừng như vô ích đó bà con nơi đây đã tận dụng lá sắn để nuôi con tằm sắn.




Ở đây tuy nghề nuôi tằm đã có từ lâu nhưng mới phát triển mạnh khoảng 2 -3 năm gần đây. Trước đây chỉ có vài hộ trong huyện tham gia nuôi con tằm sắn này và chỉ với quy mô gia đinh vừa và nhỏ. Hiện nay với đã có khoảng 60% - 80% số hộ thuộc khu vực nông thôn đã tham gia trồng sắn và nuôi tằm với quy mô vừa và có thể là lớn do một tập thể tổ chức chung vốn, chung nhau chăm sóc. Và hiện nay đã có những hộ thu nhập được hàng trục triệu đồng từ lá sắn.

Ông Phạm Văn Trừ ( Đã tốt nghiệp loại giỏi  Kĩ sư Nông nhiệp)là nhà cung cấp trứng tằm giống và là người nhiều năm nuôi thành công loại tằm ăn lá sắn này cho biết:
So với nuôi loại tằm ăn lá dâu thì nuôi loại tằm ăn lá sắn này hiệu quả gấp nhiều lần. Vì lá sắn dễ kiếm nhất và vừ thu được củ để bán nhấ là đối với bà con nông dân vùng núi. Và tằm ăn lá sắn ít bệnh và chịu được thời tiết khắc nhiệt hơn là tằm lá dâu, thời gian sinh trưởng nhanh mà lại dễ nuôi, sinh trưởng và phát triển nhanh.
Như vậy chỉ với vài Ha sắn là chúng ta đã có thể thu được hàng trục triệu đồng.

Một người dân phát triển mô hình (nhỏ)này cho biết về quá trình nuôi tằm dễ hay là khó:
Nuôi tằm lá sắn không khó và cũng không tốn công sức bằng các công việc và nuôi loại khác. Mỗi này chỉ cần cho ăn 4 đến 5 lần là đủ, và chỉ vất vả khi tằm ăn dỗi thì số lượng cho ăn phải nhiều hơn vất vả hơn. Gia đình tôi nuôi 5 năm nong tằm mà mỗi tháng cũng thu nhập trừ vốn đi còn khoảng 5 triệu đồng, lãi hơn nhiều so với nuôi và trồng thứ khác ở vùng này. Mà còn có sắn củ để bán. Đúng là song lợi.

Theo anh này cho biết mỗi nong tằm chỉ mất khoảng 100.000 nghìn tiền trứng tằm giống. Và mất khoản 15 này chăm sóc có thể thu được từ 10 đến 12 kg tằm thịt (Tằm làm thực thẩm) mổi kg cũng bán được khoảng từ  100.000 đến 120.000 nghìn. Như vậy mỗi nong tằm lãi cũng trên dưới 1 triệu đồng.
Trước đây ở đây thu nhập chính chỉ từ cây ăn quả dài ngày như là Cam. Táo, Ôỉ , Thanh Long…. Thì hiện nay người dân đã có thêm nguần thu nhập từ cây sắn. Đã góp phần giúp bà con xóa đói giảm nghèo, và vương lên làm giầu. Con cái cũng có điều kiện để đi học đầy đủ, cũng đã xây được nhà cửa và có tiền để sắm sửa. Cũng có đồng ra đồng vào không như trước chỉ từ nuôi tằm.

Đây là hướng phát triển đúng đắn cho bà con và góp phần vào xóa đói giảm nghèo, mô hình này hiện đang được khuyến khích và nhân rộng ra.


Bài viết nên đọc: Cách thức đặt mua trứng tằm giống tại Cở sở.

Liên hệ mua trứng tằm giống:

- SĐT: 097.566.0304 - 088.641.0304

- Địa chỉ: 

    Cơ sở 1: Tuyên Quang 

    Cơ sở 2: Phú Thọ 

- Giao hàng toàn quốc cho khách ở xa, liên hệ để biết thêm chi tiết !

Read More